Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Nhân vật Tam Quốc: Lưu Bị

Lưu Bị – Anh hùng thiên hạ chỉ có sứ quân và Tháo này thôi! Quả thật, Lưu Bị rất xứng danh với lời khen tặng này của Tào Tháo. Nhiều người cho rằng Lưu Bị không xứng đáng anh hùng cũng có lý riêng, tôi sẽ nói rõ hơn về “anh hùng” của Lưu Bị. Lưu Bị, tên chữ là Huyền Đức, là dòng dõi Trung Sơn Tĩnh Vương, cháu chắt xa của Hiếu Cảnh Hoàng đế (Các Hoàng đế đầu tiên nhà Hán là Cao Tổ, Hiếu Huệ đế, Văn Đế, Cảnh đế, Vũ đế …). Thực chất Huyền Đức là tầng lớp quý tộc suy vi của Hán tộc, truyền đến đời Huyền Đức thì đã suy, nên Huyền Đức sinh ra trong nghèo khổ, cha mất sớm, phải đi làm nghề dệt chiếu đóng dép để kiếm ăn. Sinh thời, Huyền Đức là một người con có hiếu, thờ Lư Thực và Trịnh Huyền làm thầy, kết bạn với Công Tôn Toản. Lưu Bị đã sớm bày tỏ ý chí của mình “Sau này lớn lên ta làm vua cũng sẽ làm cỗ xe như thế” (hồi 1 – nói về cây dâu nhà Huyền Đức). Tướn...
Các bài đăng gần đây

Nhân vật Tam Quốc: Tôn Quyền

Có thể nói, nếu như ai đó không thích Lưu Bị, thì cũng khó mà thích được Tôn Quyền. Thực ra mà nói, Đông Ngô không có mấy người có tính cách hay đáng để cho độc giả thích thú, ngoài những cuộc đấu chí giữa Chu Du và Gia Cát. Tôn Quyền, tự Trọng Mưu, là con thứ 2 của Tôn Kiên, là em của Tôn Sách, thừa kế cơ nghiệp cha ông, hùng cứ 9 quận 81 châu xứ Đông Ngô giàu có và tươi đẹp. Khi mới lên ngôi, ông mới có 18 tuổi. Lúc đó, Tôn Sách vì đang bị thương do các gia thần của Hứa Cống ám sát, và lại nhân chuyện giết đạo sĩ Vu Cát mà nổi bệnh chết đột ngột, để lại ngôi vị cho em mình. Tôn Quyền lên ngôi, củng cổ lại Giang Đông, tin dùng tướng tài Chu Du, nghe lời Lỗ Túc, lại biết dung hòa với bọn quan văn Trương Chiêu… làm cho Giang Đông ngày càng thịnh vượng. Có thể nói rằng, Tôn Quyền có công rất lớn cho sự thịnh vượng và giàu có ở xứ Giang Nam Trung Hoa từ đó về sau. Tôn Quyền hơn hẳn người anh của mình về tài trị quốc an dân. Tôn Sách đúng như người ta ví như Tây Sở Bá Vương Hạng Vũ, n...

Gia Cát Lượng hay Lỗ Túc là người đầu tiên đặt thế chân vạc cho Tam Quốc

Theo trang mạng Lishiquwen (Trung Quốc), Lỗ Túc (172 – 217), tự Tử Kính, là một chính trị gia, nhà quân sự phục vụ dưới trướng Tôn Quyền vào cuối thời Đông Hán trong lịch sử Trung Quốc. Trong tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa của nhà văn La Quán Trung, vai trò của Lỗ Túc bị hạ thấp đáng kể so với lịch sử. Ông chỉ được xem là một nhân vật phụ để nhấn mạnh tài trí của Chu Du, và nhất là Gia Cát Lượng. Thuyết phục Tôn Quyền kháng Tào, công lao của ai? Năm 198, Lỗ Túc tìm đến với Viên Thuật, một chư hầu của nhà Hán, và cũng chính ở đây ông đã gặp và kết giao bằng hữu với Chu Du. Chu Du thuyết phục Lỗ Túc rời Viên Thuật để theo phò Tôn Sách. Sau khi Tôn Sách qua đời, Chu Du đã tiến cử ông với Tôn Quyền, em trai và cũng là người kế vị Tôn Sách. Ngay trong lần đầu tiên gặp mặt, Tôn Quyền đã rất ấn tượng với Lỗ Túc và rất tôn trọng ông, ngay sau đó ông đã từ chối hết tất cả khách được mời đến dự tiệc, chỉ giữ lại mỗ Lỗ Túc. Tôn Quyền đã mời Lỗ Túc đến ngồi cạnh ông và cả hai đã cùng đà...

Đoạn kết một cuộc tình chính trị!

 Hôn nhân chính trị vẫn là hôn nhân chính trị. Mỹ nữ Giang Đông Tôn Thượng Hương hoàn toàn có khả năng là một nước cờ cao tay mà Tôn Quyền cài vào bên cạnh Lưu Bị, hoặc để ám sát, hoặc để gây rối tập đoàn. Tuy nhiên, nàng không thành công... Lưu Bị mỗi lần vào phòng đều được “tiếp đón” bằng đao kiếm. Tôn Thượng Hương: “Chồng gì anh, vợ gì tôi?” Sử liệu ghi chép về Tôn Thượng Hương không nhiều, nàng chỉ xuất hiện vài dòng trong Tam Quốc Chí: “Nguyên trước Tôn Quyền gả em gái cho Tiên chủ, Tôn phu nhân vốn là người tài giỏi, nhanh nhẹn cương mãnh, có phong thái của các anh” [1] và “Tôn phu nhân là em gái Quyền vốn kiêu căng, có nhiều binh tướng Ngô làm thủ hạ, thao túng ngang ngược chẳng có phép tắc.” [2] Ngay cả danh tính cũng không rõ ràng, dân gian quen gọi nàng là Tôn Thượng Hương, xuất phát từ vở hí kịch “Cam Lộ Tự” của Trung Quốc. Trong khi sử sách chỉ ghi “Tôn phu nhân”, còn Tam Quốc Diễn Nghĩa nói nàng là Tôn Nhân, con gái vợ thứ của Tôn Kiên. Nhưng Tam Qu...

Hịch kể tội Tào Tháo - Trần Lâm

Hịch Kể Tội Tào Tháo - Trần Lâm Nguyên Trần Lâm tự Khổng Chương, tài văn nổi tiếng. Thời Hoàn Ðế đã làm quan Chủ Bạ, vì can ngăn Hà Tiến không được, rồi gặp loạn Ðổng Trác, chạy loạn lên Ký Châu, được Viên Thiệu dùng làm Ký Thất. Bấy giờ Trần Lâm vâng lệnh cầm bút thảo ngay một bài hịch.  Hịch văn: Thường nghe rằng:  Bậc minh chúa gặp nguy mà chế biến, kẻ trung thần lo nạn nước mà tùng quyền. Cho nên, có người phi thường rồi sau mới có việc phi thường. Có việc phi thường rồi mới có công lao phi thường. Người phi thường ấy không phải ai cũng có thể bắt chước làm nổi.  Xưa kia, nhà Tần mạnh gặp lúc vua yếu, Triệu Cao nắm hết quyền bính, chuyên chế việc triều đình, tự mình tác oai tác phúc. Thiên hạ nhiều người oán hận nhưng không ai dám nói gì. Thế mà rồi hắn cũng chết thảm ở cung Vọng Di, tổ tông mang tiếng ô nhục, để tiếng xấu lưu muôn đời.  Cho đến cuối đời bà Lã hậu, hai tên Sản, Lộc chuyên chính, bên trong giữ cả hai quân, bên ngoài thống chế hai nước Lương, Tri...

Gốc gác Lưu Bị và Tào Tháo, ai "bự" hơn ai?

Không chỉ là hai bá chủ lớn thời Tam Quốc, Lưu Bị và Tào Tháo còn là hai kẻ có nhiều duyên nợ.  Họ từng chung chiến tuyến chống Đổng Trác, rồi đối đầu với nhau ở Từ Châu, sau lại cùng chống Lữ Bố, xưng tụng nhau qua cố sự “uống rượu luận anh hùng” nổi tiếng, cuối cùng trở thành đại địch của nhau tại Kinh Châu và Hán Trung, bại qua thắng lại, rốt cuộc là cùng chia thiên hạ. Không chỉ là hai bá chủ lớn thời Tam Quốc, Lưu Bị và Tào Tháo còn là hai kẻ có nhiều duyên nợ.  Sự đối nghịch giữa hai hình tượng “tuyệt nhân” và “tuyệt gian” này không chỉ giới hạn trong tiểu thuyết, mà còn được tiếp nối trong giới đọc  Tam Quốc qua việc không ngừng so sánh Tào – Lưu từ nhiều phương diện: năng lực cầm quân, mị lực lãnh đạo, khả năng hiệu triệu... Ở cuộc tranh luận không hồi kết này, có một định kiến đã hằn sâu trong lòng nhiều người đọc Tam Quốc về vấn đề gốc gác:  Tào Tháo  là con cháu hoạn quan, danh tiếng không tốt; còn Lưu Bị là dòng dõi hoàng thất...

Tôn Kiên vớt được Ngọc tỷ truyền quốc tại giếng đền Kiếng Chương

Lạc Dương thành  Tôn Kiên dập tắt lửa trong cung, đóng quân trong thành, đặt trướng ngay trên đền Kiến Chương rồi sai quân quét dọn những gạch ngói ở các cung điện. Phàm những lăng tẩm mà Ðổng Trác đã khai quật lên, Kiên sai chôn cất lại cả. Lại cất ba gian điện, lợp cỏ ở trên nền nhà Thái Miếu, đặt linh vị các vua, giết trâu mổ bò, mời chư hầu đến tế. Tế xong rồi, các tướng ai về trại ấy.  Kiên về trại, đêm hôm ấy trăng sao vàng vặc. Kiên cầm thanh kiếm ra sân, ngẩng mặt lên xem thiên văn thấy trong tồ tử vi có khí trắng mờ mờ. Kiên than rằng:  - Ðế tinh không được tỏ, cho nên tặc thần loạn nước, muôn dân phải lầm than, kinh thành không còn gì nữa.  Vừa nói vừa rỏ nước mắt khóc. Bên cạnh có tên lính trỏ tay bảo Kiên rằng:  - Kìa, ở phía Nam điện này có hào quang năm sắc, từ dưới đáy giếng bốc lên.  Kiên liền sai quân sĩ đốt đuốc xuống giếng tìm xem. Một lát quân mò đem lên được một cái thây người đàn bà chết đã lâu ngày nhưng chưa nát; người này mặc theo...