Chuyển đến nội dung chính

Gốc gác Lưu Bị và Tào Tháo, ai "bự" hơn ai?

Không chỉ là hai bá chủ lớn thời Tam Quốc, Lưu Bị và Tào Tháo còn là hai kẻ có nhiều duyên nợ. 

Họ từng chung chiến tuyến chống Đổng Trác, rồi đối đầu với nhau ở Từ Châu, sau lại cùng chống Lữ Bố, xưng tụng nhau qua cố sự “uống rượu luận anh hùng” nổi tiếng, cuối cùng trở thành đại địch của nhau tại Kinh Châu và Hán Trung, bại qua thắng lại, rốt cuộc là cùng chia thiên hạ.


Không chỉ là hai bá chủ lớn thời Tam Quốc, Lưu Bị và Tào Tháo còn là hai kẻ có nhiều duyên nợ. 

Sự đối nghịch giữa hai hình tượng “tuyệt nhân” và “tuyệt gian” này không chỉ giới hạn trong tiểu thuyết, mà còn được tiếp nối trong giới đọc Tam Quốcqua việc không ngừng so sánh Tào – Lưu từ nhiều phương diện: năng lực cầm quân, mị lực lãnh đạo, khả năng hiệu triệu...
Ở cuộc tranh luận không hồi kết này, có một định kiến đã hằn sâu trong lòng nhiều người đọc Tam Quốc về vấn đề gốc gác: Tào Tháo là con cháu hoạn quan, danh tiếng không tốt; còn Lưu Bị là dòng dõi hoàng thất, nhờ một chữ “danh” mà có được thiên hạ. Nhưng điều đó có thật sự chính xác?
“Con cháu hoạn quan” không hẳn là dở
“Hoạn quan” trong cái xú danh của Tào Tháo, ở đây là ông nội của Tháo, tức Tào Đằng. Vậy Tào Đằng là người như thế nào?
Tào Đằng không phải hoạn quan bình thường. Có thể nói ông ta là một hoạn quan "độc nhất vô nhị" trong thời kỳ đó, bởi ông ta không chỉ được lòng “nội đình” (hoàng thất và các hoạn quan thân cận với vua) mà còn được giới danh sĩ “ngoại đình” mến mộ. Dù cho hoạn quan, danh sĩ cùng với ngoại thích là ba thế lực tranh giành quyền lực đến khuynh đảo triều chính cuối thời Đông Hán; bất chấp một thực tế là giới danh sĩ khinh ghét hoạn quan ra mặt, và hoạn quan cũng không từ cơ hội nào chèn ép danh sĩ; thì Tào Đằng vẫn là một hoạn quan rất được giới danh sĩ tôn trọng. Lí do là vì ông ta chí công vô tư, đề bạt rất nhiều sĩ nhân tài tuấn.
Từ khi làm bạn học bên cạnh Thái tử cho đến khi Hán Thuận Đế lên ngôi, Tào Đằng làm đến “Tiểu Hoàng Môn, Trung Thường Thị Đại Trường Thu” [1], tước phong Phí Đình Hầu [2], có thể nói là một hoạn quan cực phẩm. Được lòng thiên tử, ông ta lại đề bạt rất nhiều danh sĩ vào các vị trí quan trọng trong triều đình, như Ngu Phóng, Biện Thiều, Diên Cố, Trương Ôn, Trương Hoán, Đường Khê. Trong số đó không thiếu danh thần võ tướng. Chẳng hạn như Trương Ôn từng làm đến Xa Kỵ Tướng Quân, Thái Úy (tương đương Tổng tư lệnh quân đội); Trương Hoán nhiều năm làm Vũ Uy Thái Thú, chinh chiến với Khương nhân ở biên giới phía Tây, được nhân dân ở đây lập từ thờ phụng, uy vọng trăm năm. Rất nhiều danh sĩ được Tào Đằng đề cử đều thành danh, có thực tài và nắm giữ các chức vụ quan trọng như thế. Có lực lượng môn sinh và cố lại hùng hậu, uy vọng của Tào Đằng nhờ vậy lại càng lớn hơn.
Cha Tào Tháo là Tào Tung (con nuôi Tào Đằng) được mô tả là “bản tính đôn hậu, cẩn thận, một lòng trung hiếu, ban đầu làm Tư Lệ Hiệu Úy, rồi Linh Đế thăng lên làm Đại Tư Nông, Đại Hồng Lư, rồi thay Thôi Liệt làm Thái Úy” [3], nối tước Tào Đằng. Tính ra, tuy không thể bằng Viên Thiệu có dòng dõi cao quý “tứ thế tam công” [4], thì Tào Tháo dẫu là con cháu hoạn quan nhưng vẫn có cha làm đến tam công, có ông nội đức cao vọng trọng trong triều đình, dòng dõi và thế lực vẫn cao quý hơn rất nhiều so với một số quân phiệt thời đó như Công Tôn Toản, Lữ Bố, Tôn Kiên, thậm chí là một trời một vực so với Lưu Bị.

Tào Tháo tuy là dòng dõi hoạn quan nhưng có cha Tào Tung làm đến tam công, ông nội Tào Đằng có môn sinh, cố lại trải khắp triều đình. 

“Hậu duệ hoàng thất” chưa chắc đã hay
Nếu Lưu Bị thực sự vì cái danh “hoàng thất” mà có được lợi ích, vậy lợi ích đó ở đâu suốt 50 năm ông ta long đong phiêu dạt trước khi có được Ích Châu? Cái “lợi ích” đó có giúp đỡ thiết thực gì cho ông ta không? Có đem lại chút địa bàn nào đáng kể, chút chức tước thực thụ, chút binh quyền cho ông ta không?
Thực tế đã chứng minh là không.
Tại sao các hoàng thân khác như Lưu Ngu, Lưu Biểu, Lưu Yên chỉ cần một tờ chiếu chỉ của thiên tử đã có thể nắm giữa thực lực của cả một châu? (Lưu Ngu là U Châu Mục, Lưu Biểu là Kinh Châu Mục, Lưu Yên chính là người đề xuất chế độ Châu Mục, được phong Ích Châu Mục).Tại sao anh em Lưu Đại, Lưu Do dễ dàng trở thành Duyện Châu Mục, Thứ Sử Dương Châu? Trong khi Lưu Bị không hề có được lợi ích tương tự, ngược lại còn không có địa bàn, không có quân đội, chỉ có thể chạy đông chạy tây ăn nhờ ở đậu, “năm lần đổi chủ, bốn lần thất lạc vợ con”? [5]
Đáp án không ngoài bốn chữ “gia đạo sa sút”. Ông tổ của Lưu Bị - Trung Sơn Tĩnh Vương Lưu Thắng là em của Hán Cảnh Đế. Con Thắng là Lưu Trinh được phong làm Lục Thành Đình hầu ở Trác huyện, nhưng rồi bị mất tước hầu. Đến đời cha của Lưu Bị là Lưu Hoằng thì chỉ còn làm đến huyện lệnh huyện Phạm ở Đông quận, Duyện Châu. Và khi Lưu Hoằng mất sớm, thì Lưu Bị không còn thừa hưởng được bất cứ thứ gì từ họ Lưu nữa.
Không có đất phong, không còn tước vị, chẳng có chức vụ. Sa sút đến nỗi Lưu Bị phải “cùng với mẹ lấy việc đan giày dệt chiếu làm kế sinh nhai”. Đấy là hoàn cảnh của một hộ dân khó khăn, chứ nào phải một hoàng thân quốc thích? Gia cảnh thê thảm như vậy, còn có ai biết trên đời này có một ông hoàng thân tên là Lưu Bị? Những hoàng thân họ Lưu khốn khó như vậy, trong thời điểm nhà Hán đã kéo dài gần bốn trăm năm với quá nhiều cành nhánh họ tộc, ắt hẳn là nhiều không kể xiết. Cái danh “hậu duệ Trung Sơn Tĩnh Vương”, Lưu Bị mà nói ra có khi còn bị cho là nhận vơ.

Lưu Bị tuy là hậu duệ hoàng thất nhưng lại là một hoàng thân không có bất cứ danh tiếng, tiền bạc hay địa vị gì. 
Đi sâu vào phân tích gốc gác “hoạn quan” và “hoàng thất” mới thấy,Lưu Bị tưởng như có ưu thế về mặt hiệu triệu nhưng hóa ra lại không; mà Tào Tháo ngỡ sẽ bất lợi về mặt danh tiếng nhưng hoàn toàn ngược lại. Hệ quả của điều này có thể quan sát được từ việc so sánh quá trình lập thân, lập công và lập danh của hai người.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Nhân vật Tam Quốc: Lưu Bị

Lưu Bị – Anh hùng thiên hạ chỉ có sứ quân và Tháo này thôi! Quả thật, Lưu Bị rất xứng danh với lời khen tặng này của Tào Tháo. Nhiều người cho rằng Lưu Bị không xứng đáng anh hùng cũng có lý riêng, tôi sẽ nói rõ hơn về “anh hùng” của Lưu Bị. Lưu Bị, tên chữ là Huyền Đức, là dòng dõi Trung Sơn Tĩnh Vương, cháu chắt xa của Hiếu Cảnh Hoàng đế (Các Hoàng đế đầu tiên nhà Hán là Cao Tổ, Hiếu Huệ đế, Văn Đế, Cảnh đế, Vũ đế …). Thực chất Huyền Đức là tầng lớp quý tộc suy vi của Hán tộc, truyền đến đời Huyền Đức thì đã suy, nên Huyền Đức sinh ra trong nghèo khổ, cha mất sớm, phải đi làm nghề dệt chiếu đóng dép để kiếm ăn. Sinh thời, Huyền Đức là một người con có hiếu, thờ Lư Thực và Trịnh Huyền làm thầy, kết bạn với Công Tôn Toản. Lưu Bị đã sớm bày tỏ ý chí của mình “Sau này lớn lên ta làm vua cũng sẽ làm cỗ xe như thế” (hồi 1 – nói về cây dâu nhà Huyền Đức). Tướn...

Bi kịch một đời tướng tài - Ngụy Diên

Ngụy Diên tự là Văn Tràng, người Nghĩa Dương, vốn là thủ hạ dưới trướng đại tướng Sái Mạo của Lưu Biểu. Lưu Bị từ Tân Dã thua chạy ngang qua Tương Dương, do Sái Mạo hàng Tào Tháo, cự tuyệt không thu nạp ông, Ngụy Diên chém chết tướng sĩ giữ cửa thành đuổi theo Lưu Bị nhưng do không tìm được Lưu Bị nên ông đã đi theo thái thú Trường Sa là Hàn Huyền. Quan Vũ đến đánh Trường Sa, dẫn quân tới chân thành. Vào thời khắc quan trọng khi Hàn Huyền muốn giết oan Hoàng Trung, Ngụy Diên đã chém chết đao phủ cứu Hoàng Trung, lại khích lệ binh sĩ giết Hàn Huyền đầu hàng Quan Vũ. Khi Lưu Bị dẫn quân đánh Xuyên, Ngụy Diên và Hoàng Trung làm tùy quân đại tướng, lập nên rất nhiều chiến công, được phong làm Dương Vũ tướng quân. Khi Lưu Bị đoạt Hán Trung, Ngụy Diên phối hợp với Trương Phi đánh bại Trương Cáp, đoạt ải Ngõa Khẩu, chặn cướp lương thảo tại Dương Bình, lại bắn bị thương Tào Tháo tại Tà Cốc. Sau khi Lưu Bị lên làm Hán Trung Vương, đề bạt Ngụy Diên làm Thái thú Hán Trung, lệnh cho ông làm Tổng...

72 MƯU KẾ CỦA QUỶ CỐC TỬ, TRĂM NGÀN NĂM SAU VẪN CÒN NGUYÊN GIÁ TRỊ (P.1)

Quỷ Cốc Tử là một người tu Đạo thời Xuân Thu Chiến Quốc, ông tu ẩn dật một mình trong Quỷ Cốc vì thế mọi người thường gọi ông là Quỷ Cốc tiên sinh. Ông tự nhận mình là đệ tử của Lão Tử. Với 72 kế sách tinh thâm của ông, bạn có thể cất giữ và học tập cả đời cũng không thể hết, ví dụ như: Trong tĩnh có động, trong động có tĩnh. “Biến sinh ra sự; Sự sinh mưu; Mưu sinh kế; Kế sinh nghị; Nghị sinh thuyết; Thuyết sinh tiến; Tiến sinh thoái; Thoái sinh chế (chế ngự sự việc). Dưới đây là phiên bản đầy đủ 72 kế sách của ông: Kế thứ 1: Dương mưu – Âm mưu “Mưu kế trí lược, mỗi cái đều có hình dạng của nó: hoặc vuông hoặc tròn, hoặc âm hoặc dương”. Mưu kế có âm mưu và dương mưu, trong bất kỳ tình huống nào, người ta đều không được coi thường đối phương. Bởi vì sự việc, có những việc giả dối mà đối phương cố ý tạo ra. Tình báo cũng có tình báo giả. Cho nên thánh nhân phải làm cho đối phương không thể dò biết được thực hư. Âm mưu ở đây không phải là thứ thủ đoạn của bọn tiểu nh...