Chuyển đến nội dung chính

Bi kịch một đời tướng tài - Ngụy Diên

Ngụy Diên tự là Văn Tràng, người Nghĩa Dương, vốn là thủ hạ dưới trướng đại tướng Sái Mạo của Lưu Biểu. Lưu Bị từ Tân Dã thua chạy ngang qua Tương Dương, do Sái Mạo hàng Tào Tháo, cự tuyệt không thu nạp ông, Ngụy Diên chém chết tướng sĩ giữ cửa thành đuổi theo Lưu Bị nhưng do không tìm được Lưu Bị nên ông đã đi theo thái thú Trường Sa là Hàn Huyền.
Quan Vũ đến đánh Trường Sa, dẫn quân tới chân thành. Vào thời khắc quan trọng khi Hàn Huyền muốn giết oan Hoàng Trung, Ngụy Diên đã chém chết đao phủ cứu Hoàng Trung, lại khích lệ binh sĩ giết Hàn Huyền đầu hàng Quan Vũ.
Khi Lưu Bị dẫn quân đánh Xuyên, Ngụy Diên và Hoàng Trung làm tùy quân đại tướng, lập nên rất nhiều chiến công, được phong làm Dương Vũ tướng quân.
Khi Lưu Bị đoạt Hán Trung, Ngụy Diên phối hợp với Trương Phi đánh bại Trương Cáp, đoạt ải Ngõa Khẩu, chặn cướp lương thảo tại Dương Bình, lại bắn bị thương Tào Tháo tại Tà Cốc.

Sau khi Lưu Bị lên làm Hán Trung Vương, đề bạt Ngụy Diên làm Thái thú Hán Trung, lệnh cho ông làm Tổng đốc binh mã trấn giữ Đông Xuyên, không lâu sau lại gia phong làm Trấn bắc tướng quân. Trước khi Lưu Bị đánh Ngô đã lệnh Phiêu kị tướng quân Mã Siêu và em trai ông ta là Mã Đại giúp Ngụy Diên trấn thủ Hán Trung.
Sau khi Lưu Bị qua đời, Khổng Minh điều Ngụy Diên lên phía nam chống Mạnh Hoạch, đổi Mã Siêu về giữ Hán Trung. Khổng Minh đánh lên phía Nam, Ngụy Diên và Triệu Vân cùng làm đại tướng đi theo, làm tiền bộ tiên phong, nhiều lần lập được đại công.
Khi quân Thục đánh Ngụy, Ngụy Diên với thân phận là Trấn bắc tướng quân, Lệnh thừa tướng tư mã, Thứ Sử Lương Châu, Đô Đình Hầu, là viên đại tướng lớn nhất dưới tay Khổng Minh, lập nên bao công lao lừng lẫy, uy danh hiển hách.
Trước khi qua đời, Khổng Minh giao lại binh quyền cho Trưởng sử là Dương Nghi, sắp xếp Ngụy Diên đi đoạn hậu cho đại quân.
Ngụy Diên không phục với cách sắp xếp ấy, nên sau khi Khổng Minh chết ông đả kích Dương Nghi, tranh đoạt binh quyền, bị Mã Đại vốn là người được Khổng Minh sắp đặt từ khi còn sống giết chết.

Sau khi Ngụy Diên gia nhập tập đoàn của Lưu Bị, lúc đầu vốn không được coi là một vị tướng nổi tiếng nhưng ông đã chiến đấu anh dũng, thích chiếm công đầu, dù thua trận nhưng vẫn không nhụt chí.
Rốt cuộc lăn lộn trên chiến trường cũng rèn luyện thành một viên chiến tướng ưu tú.

Khi Ngụy Diên và Hoàng Trung cùng Lưu Bị vào Xuyên, một lần Lưu Bị sai Hoàng Trung tới Lạc Thành đánh phá doanh trại của tướng Xuyên là Lãnh Bào, Đặng Hiền.
Ngụy Diên một mực đòi đi đánh trận thay Hoàng Trung, lại kiên quyết tranh đi với Hoàng Trung, cuối cùng cả hai người đưa ra biện pháp tỉ thí võ nghệ trước mặt Lưu Bị, ai thắng sẽ được đi đánh giặc, sau được Lưu Bị khuyên giải.
Quân sư đi theo quân đội là Bàng Thống phân định hai người, mỗi người đánh một nơi, Hoàng Trung đánh Lãnh Bào còn Ngụy Diên đánh Đặng Hiền, ai thắng trước thì là người lập công đầu. Ngụy Diên không cam tâm với cách sắp xếp như vậy, ông ngấm ngầm dò la và biết được Hoàng Trung hạ lệnh cho quân đội canh bốn thổi cơm canh năm xuất phát, liền dặn dò quân lính của mình canh hai thổi cơm canh ba xuất phát, hành động trước Hoàng Trung một bước.
Đi được nửa đường ông lại hạ lệnh đánh doanh trại của Lãnh Bào trước, hy vọng đánh Lãnh Bào xong sẽ đi đánh Đặng Hiền, một mình tấn công hai doanh trại của giặc. Nhưng Lãnh Bào đã dò la tin tức từ trước, vốn có sự chuẩn bị nên Ngụy Diên bị thua thiệt, may có Hoàng Trung đến cứu.
Qua đây ta có thể thấy Ngụy Diên tuy thiếu kinh nghiệm trên chiến trường nhưng chiến đấu rất dũng mãnh, hiếu thắng luôn muốn tranh công đầu. Ngụy Diên trên chiến trường anh dũng quên thân, không màng sinh tử, thích nổi tiếng, giành đánh trận nguy hiểm, thực là một viên chiến tướng anh dũng hiếu thắng.
Không giống như những võ tướng khác, Ngụy Diên rất thích sử dụng đầu óc, giỏi suy nghĩ.
Ông đều có thể đưa ra những kiến giải của mình trong chiến đấu đánh trận và lớn hơn thế nữa là phương châm chiến lược, là một tướng lĩnh có chủ kiến, có mưu lược.

Lần đầu tiên Khổng Minh thống lĩnh ba mươi vạn quân đi đánh Trung Nguyên, nước Ngụy sai Hạ Hầu Mậu ra nghênh chiến.
Ngụy Diên từng hiến kế với Khổng Minh, nói :” Hạ Hầu Mậu vốn là con cái nhà quyền quý, chỉ biết ăn ngon mặc đẹp, nhu nhược vô mưu. Diên nguyện dẫn theo năm ngàn tinh binh cướp đường ra Bào Trung, vòng qua phía Đông Tần Lĩnh, tới Tý Ngọ Cốc thì rẽ lên phía Bắc, không đầy mười ngày sẽ tới Trường An.
Nếu Hạ Hầu Mậu nghe tôi sẽ tới từ phía Đông, thừa tướng dẫn đại quân tiến từ Tà Cốc. Nếu đi theo lối ấy sẽ tới phía Tây Hàm Dương, chỉ một trận là bình định được Trung Nguyên.”
Khổng Minh cho rằng kế này quá mạo hiểm, sợ năm ngàn người này bị hại nơi rừng sâu núi thẳm nên không nghe theo.
Xét từ tình thế lúc ấy, phương án tác chiến của Ngụy Diên là rất có lý. Tuy đó là một phương án mạo hiểm nhưng rất có cơ sở để thành công.
Thứ nhất là đánh Trung Nguyên lần đầu, nước Ngụy chưa có sự chuẩn bị. 
Thứ hai là chủ tướng của Ngụy nhu nhược vô mưu.
Thứ ba là Ngụy Diên đã có sự chuẩn bị chu đáo toàn diện cho việc dẫn quân tới Tý Ngọ Cốc, lại tự nguyện dẫn quân đi nên sẽ cố gắng hết mình.


Khổng Minh lấy cớ giữ an toàn cho năm nghìn binh lính kiên quyết đánh giặc theo đường lớn. Kỳ thực, theo phương án của ông ta, tổn thất binh lực đâu chỉ dừng lại ở con số năm ngàn.
Khổng Minh sáu lần chinh phạt Trung Nguyên, kéo dài ngày tháng, luôn gặp phải những vấn đề như hạ không được thành, lương thảo không đủ…cuối cùng mất mạng, làm cạn kiệt sức khỏe.

Giữa ưu và khuyết của hai phương án trên ta đã thấy rất rõ ràng. Phương án này đã chứng minh được tư tưởng chiến lược độc đáo của Ngụy Diên.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Nhân vật Tam Quốc: Lưu Bị

Lưu Bị – Anh hùng thiên hạ chỉ có sứ quân và Tháo này thôi! Quả thật, Lưu Bị rất xứng danh với lời khen tặng này của Tào Tháo. Nhiều người cho rằng Lưu Bị không xứng đáng anh hùng cũng có lý riêng, tôi sẽ nói rõ hơn về “anh hùng” của Lưu Bị. Lưu Bị, tên chữ là Huyền Đức, là dòng dõi Trung Sơn Tĩnh Vương, cháu chắt xa của Hiếu Cảnh Hoàng đế (Các Hoàng đế đầu tiên nhà Hán là Cao Tổ, Hiếu Huệ đế, Văn Đế, Cảnh đế, Vũ đế …). Thực chất Huyền Đức là tầng lớp quý tộc suy vi của Hán tộc, truyền đến đời Huyền Đức thì đã suy, nên Huyền Đức sinh ra trong nghèo khổ, cha mất sớm, phải đi làm nghề dệt chiếu đóng dép để kiếm ăn. Sinh thời, Huyền Đức là một người con có hiếu, thờ Lư Thực và Trịnh Huyền làm thầy, kết bạn với Công Tôn Toản. Lưu Bị đã sớm bày tỏ ý chí của mình “Sau này lớn lên ta làm vua cũng sẽ làm cỗ xe như thế” (hồi 1 – nói về cây dâu nhà Huyền Đức). Tướn...

72 MƯU KẾ CỦA QUỶ CỐC TỬ, TRĂM NGÀN NĂM SAU VẪN CÒN NGUYÊN GIÁ TRỊ (P.1)

Quỷ Cốc Tử là một người tu Đạo thời Xuân Thu Chiến Quốc, ông tu ẩn dật một mình trong Quỷ Cốc vì thế mọi người thường gọi ông là Quỷ Cốc tiên sinh. Ông tự nhận mình là đệ tử của Lão Tử. Với 72 kế sách tinh thâm của ông, bạn có thể cất giữ và học tập cả đời cũng không thể hết, ví dụ như: Trong tĩnh có động, trong động có tĩnh. “Biến sinh ra sự; Sự sinh mưu; Mưu sinh kế; Kế sinh nghị; Nghị sinh thuyết; Thuyết sinh tiến; Tiến sinh thoái; Thoái sinh chế (chế ngự sự việc). Dưới đây là phiên bản đầy đủ 72 kế sách của ông: Kế thứ 1: Dương mưu – Âm mưu “Mưu kế trí lược, mỗi cái đều có hình dạng của nó: hoặc vuông hoặc tròn, hoặc âm hoặc dương”. Mưu kế có âm mưu và dương mưu, trong bất kỳ tình huống nào, người ta đều không được coi thường đối phương. Bởi vì sự việc, có những việc giả dối mà đối phương cố ý tạo ra. Tình báo cũng có tình báo giả. Cho nên thánh nhân phải làm cho đối phương không thể dò biết được thực hư. Âm mưu ở đây không phải là thứ thủ đoạn của bọn tiểu nh...