Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 7, 2017

Bi kịch một đời tướng tài - Ngụy Diên

Ngụy Diên tự là Văn Tràng, người Nghĩa Dương, vốn là thủ hạ dưới trướng đại tướng Sái Mạo của Lưu Biểu. Lưu Bị từ Tân Dã thua chạy ngang qua Tương Dương, do Sái Mạo hàng Tào Tháo, cự tuyệt không thu nạp ông, Ngụy Diên chém chết tướng sĩ giữ cửa thành đuổi theo Lưu Bị nhưng do không tìm được Lưu Bị nên ông đã đi theo thái thú Trường Sa là Hàn Huyền. Quan Vũ đến đánh Trường Sa, dẫn quân tới chân thành. Vào thời khắc quan trọng khi Hàn Huyền muốn giết oan Hoàng Trung, Ngụy Diên đã chém chết đao phủ cứu Hoàng Trung, lại khích lệ binh sĩ giết Hàn Huyền đầu hàng Quan Vũ. Khi Lưu Bị dẫn quân đánh Xuyên, Ngụy Diên và Hoàng Trung làm tùy quân đại tướng, lập nên rất nhiều chiến công, được phong làm Dương Vũ tướng quân. Khi Lưu Bị đoạt Hán Trung, Ngụy Diên phối hợp với Trương Phi đánh bại Trương Cáp, đoạt ải Ngõa Khẩu, chặn cướp lương thảo tại Dương Bình, lại bắn bị thương Tào Tháo tại Tà Cốc. Sau khi Lưu Bị lên làm Hán Trung Vương, đề bạt Ngụy Diên làm Thái thú Hán Trung, lệnh cho ông làm Tổng...

ĐỀ XUẤT “TÝ NGỌ CỐC” CỦA NGỤY DIÊN – KHẢ THI HAY CHỈ LÀ CUỒNG VỌNG?

ĐỀ XUẤT “TÝ NGỌ CỐC” CỦA NGỤY DIÊN – KHẢ THI HAY CHỈ LÀ CUỒNG VỌNG? (Tác giả: Nguyễn Đỗ Thuyên) Nhắc đến nhân vật Ngụy Diên trong Tam Quốc Diễn Nghĩa (TQDN), người ta nghĩ ngay đến “phản cốt”,“tướng mạo phản phúc”, đến mối quan hệ chẳng mấy cơm lành canh ngọt giữa ông và Gia Cát Lượng. Gần đây, khi các tài liệu ngoài TQDN được dịch nhiều hơn, người ta bắt đầu nói nhiều về những sáng tạo văn học đôi khi “phi lý” (như việc Gia Cát Lượng lại đi tin vào cái gọi là “phản cốt” vớ vẩn) của La Quán Trung, và bắt đầu “xét lại” nhiều điều trong tác phẩm này. Ngụy Diên nằm trong số đó, hơn nữa lại là một nhân vật được chú ý gần như nhiều nhất. Điều này có lẽ xuất phát từ lòng “hướng Thục” của đa số độc giả, họ tiếc cho một nhân vật đầy triển vọng, vốn được Lưu Bị đánh giá cao. Quan trọng hơn, họ tiếc cho một cơ hội mà theo họ đáng ra sẽ là mấu chốt thắng bại trong chiến dịch phạt Ngụy của nhà Thục – “kỳ mưu” Tý Ngọ Cốc. Tuy nhiên, có thật sự Tý Ngọ là con đường dẫn đến thắng lợi cho ...

04 lý do "ông già" Lưu Bị gặm được "cỏ non" Tôn Thượng Hương

Là nước thắng trận ở trận Xích Bích và thế lực hùng mạnh hơn Lưu Bị, lý do Tôn Quyền chấp nhận gả em gái Tôn Thượng Hương cho Bị vẫn là vấn đề được nhiều người tranh luận. Tôn Quyền đích thực là bậc anh hùng, từng được Tào Tháo tán thưởng - "Sinh con phải như Tôn Trọng Mưu". Dưới thời Tôn Quyền cai trị Đông Ngô, thế lực nước này được xem là hùng mạnh. Là quận chúa của Đông Ngô, Tôn Thượng Hương cũng được xem là "cành vàng lá ngọc". Trong khi đó, Lưu Bị dù là lãnh đạo một thế lực quân phiệt, dù được tiếng "ngang vai" với Tôn Quyền, nhưng thực lực kém xa. Hơn nữa, Bị được đánh giá là "quê mùa chất phác, phiêu bạt nửa đời người". Bất luận Bị và Tôn Thượng Hương "tương ngộ" ra sao đều bị coi là "một sai lầm". Chính vì vậy, nguyên nhân thực sự khiến bá chủ Giang Đông chịu gả "kim chi ngọc diệp" Tôn Thượng Hương cho "ông già" Lưu Bị, đến nay vẫn là vấn đề gây nhiều tranh cãi. Tôn Thượng Hương chỉ là quân cờ tro...

Tôn Quyền và lá thư làm Tào Tháo lui binh "không kèn không trống"

Một trận chiến được ví như tên đã lên cung, sẵn sàng bùng nổ bất kỳ lúc nào, lại kết thúc một cách bình lặng đến khó hiểu chỉ nhờ một lá thư Tôn Quyền gửi Tào Tháo. Tào Tháo từng tán dương Tôn Quyền - "Sinh con phải như Tôn Trọng Mưu". Câu nói này của ông lưu truyền suốt 1.700 năm, và trở thành một câu nói rất nổi tiếng ngày nay. Kỳ phùng địch thủ Tôn Quyền là con trai "mãnh hổ Giang Đông" Tôn Kiên, em trai Tiểu Bá Vương Tôn Sách. Tôn Kiên và Tào Tháo từng là "chiến hữu" trong chiến dịch thảo phạt Đổng Trác của 18 lộ chư hầu Quan Đông. Câu nói trên được Tào Tháo nói ra vào tháng Giêng, năm Kiến An 18 (213), khi Tôn Quyền đã kế thừa sự nghiệp từ cha, anh, trở thành quân chủ của Đông Ngô, đứng ngang vai cùng Tào Ngụy và cũng là đối thủ mạnh nhất của Tào. Vào năm này, Tào Tháo thống lĩnh 40 vạn đại quân Nam hạ đánh Đông Ngô ở Nhu Tu Khẩu, hòng báo mối thù thất bại tại Xích Bích 5 năm trước đó. Để tăng cường phòng tuyến mạn Bắc Trường Giang, Tôn Quyền th...

Vì sao Tào Tháo quyết trừ Tam quốc “chiến thần” Lữ Bố?

Lữ Bố là mãnh tướng “vạn người không địch nổi”, tài năng thậm chí còn vượt Quan Vũ, Trương Phi nhưng ông không bao giờ có cơ hội được phục vụ trong lực lượng kỵ binh Tào Ngụy như mong muốn. Tào Tháo hiểu rõ năng lực chiến đấu của Lữ Bố. Đến phút cuối, ông định tha chết cho Lữ Bố nhưng nghe lời khuyên của Lưu Bị mà ra lệnh giết một trong những “chiến thần” vĩ đại nhất của Trung Quốc. Lữ Bố (160-199), tự là Phụng Nguyên, người đất Cửu Nguyên, huyện Ngũ Nguyên thuộc Tinh châu (nay ở Nội Mông). Ông được coi là một dũng tướng bất khả chiến bại trong thời Tam Quốc, được coi là một trong 10 “chiến thần” vĩ đại nhất của Trung Quốc, sánh ngang với người anh hùng Achilles trong thần thoại Hy Lạp. Lữ Bố được người đời sau biết tới chủ yếu qua bộ tiểu thuyết “Tam Quốc diễn nghĩa” của La Quán Trung. Trong tiểu thuyết này, tài nghệ của Lữ Bố được đánh giá cao hơn cả Quan Vũ, Trương Phi và Triệu Vân. Ông được người đời xưng tụng là: “Nhân trung Lữ Bố, mã trung Xích Thố” (trong số các dũng tướ...

Lữ Bố và "nỗi oan ngàn năm" trong Tam Quốc

Nếu như tìm đọc chính sử, người ta sẽ thấy rằng Lã Bố không phải là một kẻ thất phu và tiểu nhân đến như vậy… #Luận Tam Quốc - Vận Vào Đời Lữ Bố (chữ Hán: 呂布; 158-199) còn gọi là "Lã Bố" tự là Phụng Tiên, là tướng nhà Đông Hán trong lịch sử Trung Quốc. Ông đã tham gia cuộc chiến quân phiệt cuối thời Đông Hán và cuối cùng bị thất bại. Lã Bố người đất Cửu Nguyên, huyện Ngũ Nguyên thuộc Tinh châu (nay là thành phố Bao Đầu, Nội Mông Cổ ngày nay). Ông được biết tới chủ yếu qua tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung. Trong tiểu thuyết này, Lã Bố xuất hiện từ hồi 3 đến hồi 19. Lã Bố được mệnh danh là Chiến Thần, phần lớn độc giả xem Lã Bố là vị tướng dũng mãnh nhất thời Tam quốc, hơn cả Triệu Vân, Quan Vũ, Trương Phi, Hứa Chử, Mã Siêu. Hình ảnh Lã Bố có thể liên hệ tới vị anh hùng Hy Lạp Achilles về sức mạnh. Lã Bố đã từng một mình đánh đồng cân với cả 3 anh em nhà Lưu Bị (gồm Quan Vũ, Trương Phi và Lưu Bị). Lữ Bố. Trên chiến trường, ông chuyên sử dụng phươn...

Quan Vân Trường - Sự thật phũ phàng sau ánh hào quang

Quan Vũ là một dũng tướng. Song, về tài và đức ông chẳng là “vô song” trong hàng danh tướng Tam Quốc, chứ chưa nói cổ kim thiên hạ. Nói về tài, giỏi võ là tài những chẳng phải là phẩm chất quyết định của một danh tướng. (Thật ra, trong TQDN Quan Vũ phải nhường ngôi võ công số một cho Lã Bố đã đành, với một số khác ông chưa hẳn đã vượt trội.  +  Chẳng hạn, Bàng Đức kịch chiến ngang tài với ông, về sau chỉ bị bắt khi thuyền chìm. Chẳng hạn, đánh nhau với Hoàng Trung bất phân thắng bại, ông ta phải dùng chước “đà đao”, chước mà ông ta chẳng cần phải dùng với Hoa Hùng, Nhan Lương, Văn Xú, – những tướng cũng rất cự phách, đã bị ông ta hạ thủ). Tài, còn phải có dũng. Quan Vũ quả là rất dũng, một mình cùng Châu Sương vác đao đi phó hội bên Ngô. (Trước đó, Gia-cát Lượng cũng vậy, chỉ dùng Triệu Vân tháp tùng sang Ngô viếng tang Chu Du tuy biết các tướng Ngô đang rất muốn giết mình để trả thù cho chủ soái bị làm cho uất mà chết).  + Danh tướng còn phải rành sách lư...