Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 8, 2017

Hịch kể tội Tào Tháo - Trần Lâm

Hịch Kể Tội Tào Tháo - Trần Lâm Nguyên Trần Lâm tự Khổng Chương, tài văn nổi tiếng. Thời Hoàn Ðế đã làm quan Chủ Bạ, vì can ngăn Hà Tiến không được, rồi gặp loạn Ðổng Trác, chạy loạn lên Ký Châu, được Viên Thiệu dùng làm Ký Thất. Bấy giờ Trần Lâm vâng lệnh cầm bút thảo ngay một bài hịch.  Hịch văn: Thường nghe rằng:  Bậc minh chúa gặp nguy mà chế biến, kẻ trung thần lo nạn nước mà tùng quyền. Cho nên, có người phi thường rồi sau mới có việc phi thường. Có việc phi thường rồi mới có công lao phi thường. Người phi thường ấy không phải ai cũng có thể bắt chước làm nổi.  Xưa kia, nhà Tần mạnh gặp lúc vua yếu, Triệu Cao nắm hết quyền bính, chuyên chế việc triều đình, tự mình tác oai tác phúc. Thiên hạ nhiều người oán hận nhưng không ai dám nói gì. Thế mà rồi hắn cũng chết thảm ở cung Vọng Di, tổ tông mang tiếng ô nhục, để tiếng xấu lưu muôn đời.  Cho đến cuối đời bà Lã hậu, hai tên Sản, Lộc chuyên chính, bên trong giữ cả hai quân, bên ngoài thống chế hai nước Lương, Tri...

Gốc gác Lưu Bị và Tào Tháo, ai "bự" hơn ai?

Không chỉ là hai bá chủ lớn thời Tam Quốc, Lưu Bị và Tào Tháo còn là hai kẻ có nhiều duyên nợ.  Họ từng chung chiến tuyến chống Đổng Trác, rồi đối đầu với nhau ở Từ Châu, sau lại cùng chống Lữ Bố, xưng tụng nhau qua cố sự “uống rượu luận anh hùng” nổi tiếng, cuối cùng trở thành đại địch của nhau tại Kinh Châu và Hán Trung, bại qua thắng lại, rốt cuộc là cùng chia thiên hạ. Không chỉ là hai bá chủ lớn thời Tam Quốc, Lưu Bị và Tào Tháo còn là hai kẻ có nhiều duyên nợ.  Sự đối nghịch giữa hai hình tượng “tuyệt nhân” và “tuyệt gian” này không chỉ giới hạn trong tiểu thuyết, mà còn được tiếp nối trong giới đọc  Tam Quốc qua việc không ngừng so sánh Tào – Lưu từ nhiều phương diện: năng lực cầm quân, mị lực lãnh đạo, khả năng hiệu triệu... Ở cuộc tranh luận không hồi kết này, có một định kiến đã hằn sâu trong lòng nhiều người đọc Tam Quốc về vấn đề gốc gác:  Tào Tháo  là con cháu hoạn quan, danh tiếng không tốt; còn Lưu Bị là dòng dõi hoàng thất...

Tôn Kiên vớt được Ngọc tỷ truyền quốc tại giếng đền Kiếng Chương

Lạc Dương thành  Tôn Kiên dập tắt lửa trong cung, đóng quân trong thành, đặt trướng ngay trên đền Kiến Chương rồi sai quân quét dọn những gạch ngói ở các cung điện. Phàm những lăng tẩm mà Ðổng Trác đã khai quật lên, Kiên sai chôn cất lại cả. Lại cất ba gian điện, lợp cỏ ở trên nền nhà Thái Miếu, đặt linh vị các vua, giết trâu mổ bò, mời chư hầu đến tế. Tế xong rồi, các tướng ai về trại ấy.  Kiên về trại, đêm hôm ấy trăng sao vàng vặc. Kiên cầm thanh kiếm ra sân, ngẩng mặt lên xem thiên văn thấy trong tồ tử vi có khí trắng mờ mờ. Kiên than rằng:  - Ðế tinh không được tỏ, cho nên tặc thần loạn nước, muôn dân phải lầm than, kinh thành không còn gì nữa.  Vừa nói vừa rỏ nước mắt khóc. Bên cạnh có tên lính trỏ tay bảo Kiên rằng:  - Kìa, ở phía Nam điện này có hào quang năm sắc, từ dưới đáy giếng bốc lên.  Kiên liền sai quân sĩ đốt đuốc xuống giếng tìm xem. Một lát quân mò đem lên được một cái thây người đàn bà chết đã lâu ngày nhưng chưa nát; người này mặc theo...

Sự thật về tài năng quân sự của Tào Tháo

Tào Tháo là vị lãnh đạo Tam quốc nhận được nhiều lời ca tụng nhất. Đó là bởi vì Tào Tháo chiếm nhiều đất nhất, sự nghiệp có vẻ như thành công nhất, đặc biệt là ở trên khía cạnh quân sự. Tào Tháo là người chủ trương dùng hình phạt nghiêm khắc Về mặt này, Ngụy thư của Vương Thẩm cuối thời nhà Ngụy đã ca ngợi Tháo đến tận mây xanh: “Thái Tổ tự mình thống quản thiên hạ, dẹp sạch bọn xấu, hành quân dụng binh, đại khái chiếu theo binh pháp Tôn, Ngô, nhưng ứng việc nảy kỳ mưu, lừa địch quyết thắng, biến hóa như thần. Tự sáng tác binh thư hơn mấy chục vạn chữ, chư tướng chinh phạt, đều theo tân thư ấy mà hành động. Khi lâm việc lại tự mình đứng ra điều phối, ai theo lệnh thì thắng lợi, ai trái mệnh thì thất bại. Cùng địch đối trận, phong thái nhàn nhã an nhiên, vẻ như không muốn đánh, nhưng đến lúc quyết cơ thừa thắng, khí thế tràn trề, cho nên mỗi khi giao chiến thì tất thắng, quân lính không mong gì hơn”. Vậy Tào Tháo là một nhà quân sự như thế nào? Tào Tháo và binh sĩ Tr...